LỊCH SỬ 12 – BÀI 16 :
LỊCH SỬ 12 – BÀI 16 :
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 (1939 – 1945) .NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
1. Tình hình chính trị
- Tháng 1.9.1939 CTTGTII bùng nổ
+ Ở Châu Âu: Pháp đầu hàng Đức (6.1940)
+ Ở Đông Dương: Nhật nhảy vào biên giới Việt – Trung (9.1940 ở VN) -> Pháp đầu hàng Nhật + cấu kết với Nhật ra sức bóc lột nhân dân ta
- Đầu 1945, phe phát xít thất bại liên tiếp trên chiến trường
+ Ở Châu Âu: phát xít Đức thất bại nặng nề
+ Ở Châu Á – Thái Bình Dương : Nhật thua to
+ Ở Đông Dương : 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương
2. Tình hình kinh tế
a. Chính sách của Pháp
- Thi hành chính sách “ Kinh tế chỉ huy “
- Tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng thời sa thải bớt công nhân,viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm,… Chúng kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả.
b. chính sách của Nhật
- Cướp ruộng đất, bắt nông dân nhổ lúa ngô để trồng đay, thầu dầu,…
- Buộc Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật bản
3. Tình hình xã hội
- Dưới 2 tầng lớp bóc lột Nhật – Pháp đẩy đời sống nhân dân ta ngày càng khổ cực
II. PHONG TRÀO GPDT TỪ THÁNG 9.1939 – 3.1945
1. Hội nghị BCHTW ĐCS ĐD 11.1939
a. Thời gian, địa điểm, chủ trì hội nghị:
- Tháng 11.1939, hội nghị được triệu tập tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì
b. Nội dung hội nghị
- Nhiệm vụ: đánh đổi đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
- Đề ra khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc chống tô cao, lãi nặng -> Khẩu hiệu lập Chính Phủ dân chủ cộng hòa
- Phương pháp đấu tranh: từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật: từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai
- Thành lập mặt trận: mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận phản đế Đông Dương).
c. Ý nghĩa hội nghị: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước
2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (giảm tải)
3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 BCHTW ĐCS ĐD 5.1941
a. Thời gian, địa điểm, chủ trì hội nghị
- Ngày 28.1.1941 hội nghị họp tại Pác Bó (Hà Quảng – Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị lần thứ 8 BCHTWĐ
b. Nội dung hội nghị
- Nhiệm vụ: giải phóng dân tộc
- Khẩu hiệu: tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng
- Phương pháp đấu tranh: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
- Thành lập mặt trận: Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh)
c.
Ý
nghĩa: hoàn chỉnh chủ trương được đề ra tại Hội nghị trung ương tháng 11.1939
4. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
a. Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang
- Xây dựng lực lượng chính trị: Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các hội cứu quốc trong Mặt Trận Việt Minh
- Xây dựng lực lượng vũ trang: đội du kích Bắc Sơn là lực lượng vũ trang đầu tiên của CMVN. Năm 1941 thống nhất lại thành Trung đội cứu quốc quân I,II.
- Xây dựng căn cứ địa CM:
+ Bắc Sơn – Võ Nhai
+ Cao Bằng
b. Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- 25.2.1944 trung đội cứu quốc quân III ra đời
- 22.12.1944 đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập
I. KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1. Khởi nghĩa từng phần (3->8.1945). Cao trào kháng nhật cứu nước
a. Hoàn cảnh
- Thế giới: phe phát xít sắp thất bại
- Ở đông dương quân Pháp ráo riết hoạt động, chời thời cơ phản công quân nhật
- Việt nam : 9.3.1945 Nhật đảo chính Pháp
b. Chủ trương của Đảng
- Đang lúc Nhật đảo chính Pháp, ban thường vụ TWĐ họp tại làng Đình Bảng (BN) quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng Khởi nghĩa
- 12.3.1945 ban thường vụ TWĐ ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Nội dung chỉ thị:
+ Xác định kẻ thù: Nhật
+ Nhiệm vụ: đánh đuổi Nhật
+ Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện
c. Diễn biến
- Ở Cao – Bắc – Lạng
- Ở Bắc Kì – Trung Kì
- Ở Quảng Ngãi
- Ở Nam Kì
2. Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa
- 15-> 20.4.1945, diễn ra hội nghị quân sự CM Bắc Kì quyết định thành lập Ủy ban quân sự CM Bắc Kì
- 16.4.1945 tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và ủy ban dân tộc giải phóng các cấp
- 5.1945 tân trào được chọn làm trung tâm chỉ đạo phong trào CM cả nước
- 4.6.1945 khu giải phóng Việt Bắc được thành lập
3. Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945
a. Nhật đầu hàng đồng minh, lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
- Thời cơ CM (điều kiện khách quan)
+ 15.8.1945 Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện
+ Ở Đông Dương: quân Nhật rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, quân đồng minh chưa kéo vào nước ta
è Thời cơ thuận lợi đã đến để Đảng ta phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Chủ trương của Đảng ta:
+ 14-> 15.8.1945 diễn ra Hội Nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào
Thông qua Kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
Quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền
+ 16 -> 17.8.1945 Đại hội Quốc dân triệu tập ở Tân Trào
Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
Thông qua 10 chính sách của Việt Minh
Cử ra ủy ban Dân tộc GPVN do HCM làm chủ tịch
b. Diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa
- 14.8: ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền
- 16.8: 1 đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
- 18.8: 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước (Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam).
- 19.8: cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi
- 23.8: giành được chính quyền ở Huế
- 25.8: giành chính quyền ở Sài Gòn
- 28.8: Đồng Nai thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất
- 30.8: chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ
II. NƯỚC VNDCCH ĐƯỢC THÀNH LẬP(2.9.1945)
- 28.8.1945 Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, HCM đang soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập
- 2.9.1945 người đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình (HN)
III. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM (SGK)
Comments
Post a Comment