SINH HỌC 12 - BÀI 28, 29, 30

BÀI 28,29,30 – LOÀI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

A.     LOÀI

I.                    KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC

1.       Loài sinh học là gì?

-          Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

2.       Các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc

-          Có thể dựa vào đặc điểm hình thái, hóa sinh, phân tử, địa lí, sinh thái, cách li sinh sản,… trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được chính xác tuy nhiên đối với các loài sinh sản hữu tính thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất, khách quan nhất.

II.                  CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI

1.       Cách li sinh sản là gì?

-          Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ.

2.       Các dạng cách li sinh sản

a.       Cách li trước hợp tử

A1. Cách li trước hợp tử là gì?

-          Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử

A2. Các dạng cách li trước hợp tử

-          Cách li nơi ở (sinh cảnh)

-          Cách li tập tính

-          Cách li thời gian (mùa vụ)

-          Cách li cơ học

b.       Cách li sau hợp tử

B1. Cách li sau hợp tử là gì?

-          Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

B2. Các dạng cách li sau hợp tử

-          Hợp tử bị chết

-          Con lai giảm sức sống

-          Con lai bất thụ

B.      QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

I.                    HÌNH THÀNH LOÀI LÀ GÌ?

-          Là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi tạo ra hệ gen mới CLSS với quần thể gốc

II.                  HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ

1.       Cách li địa lí là gì?

-          Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau

2.       Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài

-          Cách li địa lí làm ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. CLTN cùng với các nhân tố tiến hóa khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen đến 1 lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới

-          Do sống trong các điều kiện địa lí khác nhau nên CLTN làm thay đổi tần số alen của các quần thể cách li theo những hướng khác nhau. Sự sai khác về tần số alen giữa các quần thể cách li được duy trì mà không bị xóa nhòa bởi các quần thể cách li đã không trao đổi vốn gen cho nhau. Sự sai khác vốn gen đến 1 lúc nào đó có thể xuất hiện CLSS như cách li tập tính, mùa vụ,… làm xuất hiện loài mới

-          Lưu ý:

+ Con đường xảy ra đối với những loài phát tán mạnh, phân bố rộng

+ Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra 1 cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp

+ Quá trình hình thành loài gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi nhưng quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới

3.       Tại sao quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài

-          Vì giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối, khiến cho sinh vật giữa các đảo ít khi trao đổi vốn gen cho nhau, tuy nhiên khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn để các cá thể không thể di cư tới. Một khi nhóm sinh vật tiên phong di cư đến đảo mới thì điều kiện sống mới và sự di cư tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành 1 loài mới.

4.       Tại sao các đảo thường có các loài “đặc hữu”?

III.                    HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ

1.       Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái

a.       Hình thành loài bằng cách li tập tính

-          Ví dụ: sgk

-          Giải thích:  các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm trong đó liên quan đến tập tính giao phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc lâu dần sư khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hóa khác cùng phối hợp tác động có thể dẫn đến sự CLSS và hình thành loài mới

b.       Hình thành loài bằng cách li sinh thái

-          Ví dụ: sgk

-          Giải thích: trong các điều kiện sinh thái khác nhu, CLTN tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau thích nghi với điều kiện sinh thái tương ứng dần dần dẫn đến CLSS rồi hình thành loài mới

2.       Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa

a.       Ví dụ: sgk

b.       Giải thích:

-          Nhiều loài TV có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn với nhau -> con lai có sức sống nhưng hầu hết đều bất thụ

-          Nếu con lai 2n,3n bị bất thụ nhưng chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể này cũng được xem là hình thành loài mới

-          Con lai khác loài nếu có đột biến đa bội hóa nhân đôi toàn bộ số lượng NST thì cũng xuất hiện loài mới. Loài mới này mang bộ NST lưỡng bội của loài bố và loài mẹ nên giảm phân bình thường và CLSS với quần thể gốc -> con lai bất thụ


Comments

Popular posts from this blog

LỊCH SỬ 12 - BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925