ĐỊA LÍ 12 – BÀI 26

 ĐỊA LÍ 12 – BÀI 26 : CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.       CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH

-          Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

-          Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng, gồm có 3 nhóm với 29 ngành

+ Công nghiệp chế biến (23 ngành): tăng

+ Công nghiệp khai thác (4 ngành): giảm

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành): giảm

>> Giải thích: thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

-          Ngành công nghiệp trọng điểm

+ Có thế mạnh lâu dài

+ Mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt

+ Tác động đến các ngành khác

-          Các hướng góp phần hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp (sgk):

+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới

+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

2.       CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ

-          Hoạt động công nghiệp chỉ tập trung chủ yếu ở 1 số khu vực

+ Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận: có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước

+ Ở Nam Bộ: hình thành dải công nghiệp: TPHCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu

+ Dọc duyên hải miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…

+ Các khu vực còn lại: ít (chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Bắc)

-          Giải thích

+ Khu vực tập trung công nghiệp: vị trí, tài nguyên, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, thị trường >> thuận lợi

+ Khu vực còn lại: thiếu đồng bộ của các nhân tố trên

3.       CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

-          Khu vực nhà nước: giảm

+ Trung ương

+ Địa phương

-          Khu vực ngoài nhà nước: tăng

+ Tập thể

+ Tư nhân

+ Cá thể

-          Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tăng

>> Giải thích: nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc

Comments

Popular posts from this blog

LỊCH SỬ 12 - BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925