LỊCH SỬ 12 – BÀI 22

 LỊCH SỬ 12 – BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965 – 1973)

I.                    CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM (1965 – 1968)

1.       CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ Ở MIỀN NAM

a.       Hoàn cảnh: sau thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc

b.       Âm mưu:

-          Khái niệm: “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dùng phương tiện chiến tranh hiện đại -> đàn áp LLCM và nhân dân

-          Âm mưu: giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta vào thế phòng ngự

c.       Thủ đoạn

-          Đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam

-          Mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh việt cộng”

-          Dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc

2.       CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ

a.       Trên mặt trận quân sự

-          Chiến thắng ở Vạn Tường (Quãng Ngãi) vào tháng 8.1965 -> mở ra khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ

-          Chiến thắng trong 2 mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967) -> đập tan những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ ngụy

-          Chiến thắng trong tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

+ Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ tuyên bố “phi mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

+ Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari bàn về chấm dứt chiến tranh ở VN

+ Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

b.       Trên mặt trận chính trị

-          Ở nông thôn: được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm hẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”, phong trào chống “bình định” và phá chiến tranh trên toàn miền Nam, làm cho “ấp chiến lược” của Mĩ ngụy bị phá vỡ

-          Ở thành thị: các tầng lớp nhân dân đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi Mĩ rút về nước

II.                  GIẢM TẢI

III.               CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VN HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969 – 1973)

1.       CHIẾN LƯỢC “VN HÓA CHIẾN TRANH”

a.       Hoàn cảnh

b.       Âm mưu

-          “VN hóa chiến tranh” là loại hình xâm lược thực dân mới, lực lượng chủ yếu là quân đội sài gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ >> đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân

-          Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt

c.       Thủ đoạn

-          Mĩ tăng cường viện trở quân sự - kinh tế cho chính quyền sài gòn để tự đứng vững gánh vác chiến tranh

-          Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, đồng thời xâm lược Lào – Cai để hỗ trợ cho “VN hóa chiến tranh”

-          Dùng thủ đoạn ngoại giao, cấu kết với các nước lớn XHCN để cô lập cách mạng VN

2.       CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VN HÓA CHIẾN TRANH”

a.       Thắng lợi trên mặt trận chính trị - ngọại giao

-          6.6.1969, chính phủ CM lâm thời cộng hòa miền Nam VN được thành lập. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân VN

-          Nhân dân ta cùng với Cam – Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận chính trị quân sự

-          Ngày 24 và 25.4.1970 hội nghị cấp cao VN – Lào – Cam họp biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ

b.       Thắng lợi trên mặt trận quân sự (GIẢM TẢI)

3.       CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC 1972

-          Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “VN hóa chiến tranh” buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược

Comments

Popular posts from this blog

LỊCH SỬ 12 - BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925