LỊCH SỬ 12 – BÀI 23

 LỊCH SỬ 12 – BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

I.                    GIẢM TẢI

II.                  MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG DỊCH “BÌNH ĐỊNH – LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN

1.       ÂM MƯU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PARI

-          Mĩ :

+ Vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự - kinh tế  cho chính quyền sài gòn

=} thực chất Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “VN hóa chiến tranh”

-          Chính quyền sài gòn:

+ Ra sức phá hoại hiệp định Pari

+ Tiến hành chiến dịch bình định lãnh thổ,  (…)

2.       CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG

(*) Chủ trương

-  Tháng 7.1973 tại hội nghị lần 21 của BCHTWĐ, xác định:

+ Kẻ thù: đế quốc Mĩ và chính quyền sài gòn

+ Nhiệm vụ: tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

+ Hình thức đấu tranh: bạo lực cách mạng

+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp giữa quân sự, chính trị, ngoại giao

(*) Miền Nam đấu tranh chống “bình định – lấn chiếm”

- Tiêu biểu là thắng lợi đường số 14 – Phước Long vào 6.1.1975

(*) Ý nghĩa

- Cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta

- Sự suy yếu và bất lực của quân đội sài gòn

- Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ

III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC

1.       CHỦ TRƯƠNG KẾ HOẠCH

-          Cuối 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng từ đó, bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 và 1976)

-          Bộ chính trị cũng nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975” tranh thủ thời cơ để đỡ thiệt hại về người và về của cho nhân dân

2.       CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

a.       Chiến dịch Tây Nguyên (4.3 -> 24.3)

-          Vì sao chọn Tây Nguyên ?

+ Vị trí chiến lược quan trọng

+ Địch nhận định sai hướng tiến công của ta

+ Lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở

=} ta quyết định chọn Tây Nguyên

-          Diễn biến:

+ 4.3: nghi bỉnh ở Playku và Kon Tum

+ 10.3: tấn công buôn ma thuột

+ 12.3: địch cho quân đánh chiếm lại nhưng không thành

+ 14.3: Nguyễn Văn Thiệu cho quân rút về duyên hải miền trung

+ 24.3: Tây Nguyên được giải phóng

-          Ý nghĩa: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam

b.       Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21.3 -> 29.3)

-          19.3: giải phóng Quảng Trị -> địch rút về Huế

-          21.3: tấn công Huế

-          26.3: Huế giải phóng

-          29.3: giải phóng Đà Nẵng

c.       Chiến dịch HCM (26.4 -> 30.4)

-          Hoàn cảnh: sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng bộ chính trị trung ưởng đảng đưa chỉ thị “giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5.1975)

-          Diễn biến

+ Tấn công Xuân Lộc và Phan Rang

+ 26.4 chiến dịch HCM bắt đầu

+ 10h45p 30.4 quân ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn

+ 11h30p ngày 30.4 chiến dịch HCM hoàn toàn thắng lợi

+ 2.5 miền Nam hoàn toàn giải phóng

-          Ý nghĩa:

+ Tạo điều kiện cho các tỉnh còn lại ở miền Nam giải phóng, tạo điều kiện giải phóng các tỉnh còn lại ở miền Nam

+ Tạo điều kiện thuận lợi để Lào và Campuchia hoàn thành giải phóng đất nước

IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI – Ý NGHĨA LỊCH SỬ

1. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI

- Nhờ lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là HCM

- Đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo

- Phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao

- Giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, cần cù, dũng cảm

- Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Đông Dương; sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN

2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ

- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta

- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên XHCN

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc

 

Comments

Popular posts from this blog

LỊCH SỬ 12 - BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925