Posts

Showing posts from December, 2022

ĐỊA LÍ 12 – BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

  ĐỊA LÍ 12 – BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1.        Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng -           Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: + Biểu hiện: sự gia tăng các thiên tai lũ lụt, hạn hán và sự bất thường về thời tiết, khí hậu + Nguyên nhân: chặt phá rừng, khai thác rừng và tài nguyên bừa bãi,… -           Tình trạng ô nhiễm môi trường: + Nguyên nhân: do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí. Do rác thải, nước thải sinh hoạt của con người, các hóa chất , thuốc trừ sâu,… 2.        Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường -           Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người -       ...

CÔNG NGHỆ 12 – BÀI 15:

Image
  CÔNG NGHỆ 12 – BÀI 15:   MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA I.                     CÔNG DỤNG CỦA MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA -           Dùng để điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha (quạt, máy bơm nước,…) -           Để điều khiển tốc độ động cơ 1 pha, người ta sử dụng các phương pháp sau: + Thay đổi số vòng dây của stato + Điều khiển điện áp đưa vào động cơ + Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ (điện áp cũng thay đổi theo cho phù hợp). II.                   NGUYÊN LÍ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT PHA -           Thay đổi   điện áp đưa vào động cơ:     ...

CÔNG NGHỆ 12 – BÀI 14

Image
  CÔNG NGHỆ 12 – BÀI 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU I.                     KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU -           Mạch điện tử dùng để thay đổi trạng thái của các tín hiệu được gọi là mạch điều khiển tín hiệu II.                   CÔNG DỤNG -           Thông báo về tình trạng khi gặp sự cố. Ví dụ như điện áp cao, điện áp thấp,… -           Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh. Ví dụ như đèn giao thông,… -           Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử. Ví dụ: biển hiệu, hình ảnh quảng cáo,… -           Thông báo về t...

GDCD 12 – BÀI 6

  GDCD 12 – BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 1.        Các quyền tự do cơ bản của công dân a.        Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân -           Thế nào là Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thả có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát, trừ trường hợp phạm tội quả tang -           Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Theo quy định của pháp luật chỉ được bắt người một trong ba trường hợp dưới đây + TH1: Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Khi có căn cứ trước tòa, họ sẽ g...

SINH HỌC 12 - BÀI 28, 29, 30

BÀI 28,29,30 – LOÀI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI A.      LOÀI I.                     KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC 1.        Loài sinh học là gì? -           Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. 2.        Các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc -           Có thể dựa vào đặc điểm hình thái, hóa sinh, phân tử, địa lí, sinh thái, cách li sinh sản,… trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được chính xác tuy nhiên đối với các loài sinh sản hữu tính thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất, khách quan nhất. II. ...

LỊCH SỬ 12 – BÀI 18

LỊCH SỬ 12 – BÀI 18 : NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) I.                 KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ 1.       Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta -         Sau hiệp định sơ bộ (6.3.1946) và Tạm ước (14.9.1946), Pháp bộ ước không ngừng khiêu khích ta ở 1 số nơi (Nam bộ và Nam trung bộ), đặc biệt là ở Hà Nội -         18.12.1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chúng sẽ hành động vào sáng 20.12.1946 è   Buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm vũ khí chống Pháp. Do đó, 19.12.1946 chủ tịch HCM thay mặt Đảng, Chính phủ, Nhà nước ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 2.       Đường lối kh...